1. SỨ MẠNG
Đào tạo sinh viên toàn diện về năng lực và phẩm chất, có trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị du lich - khách sạn, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Sứ mệnh này đạt được thông qua cam kết trong việc không ngừng cải tiến chương trình theo chuẩn quốc tế, tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu; nhẳm phục vụ hiệu quả sự phát triển bển vững của đất nước, đặc biệt đối với khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
2.TẦM NHÌN
Đến năm 2030, Khoa Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh là cơ sở đào tạo định hướng ứng dụng có uy tín về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị du lịch - khách sạn, logistics và quản lý chuỗi cung ứng đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực Đông Nam Á, đảm bảo cho sinh viên khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc và thích ứng nhanh với nền kinh tể toàn cầu.
3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Trách nhiệm, chuyên nghiệp, chất lượng, sáng tạo, nhân văn.
4. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Học để biết, học để làm, học để chung sống và cống hiến cho xã hội.
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1. Mục tiêu phát triển
5.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là xây dựng Khoa Tài chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh trở thành Khoa có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và tư vấn khoa học Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh ở Bình Định, khu vực miền Trung và cả nước; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực NCKH; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.
5.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được học tập kiến thức chuyên môn hiện đại; được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
- Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, đặc biệt hình thành và tăng dần quy mô và chất lượng đào tạo Thạc sĩ. Tích cực áp dụng các công cụ dạy học hiện đại trong quá trình dạy và học;
- Thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm “Dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”. Từng bước hiện đại hóa chương trình đào tạo;
- Đẩy mạnh NCKH, gắn kết NCKH với đào tạo và phục vụ xã hội. Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động khoa học, sản xuất và dịch vụ;
- Tăng cường hợp tác quốc tế (HTQT) để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, khai thác tối đa các lợi ích từ HTQT để phục vụ xã hội;
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và làm việc tiên tiến.
5.2. Định hướng phát triển đào tạo
5.2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo
Chất lượng đào tạo cao (thể hiện rõ giá trị của Khoa) là mục tiêu chung trong định hướng phát triển đào tạo của Khoa suốt giai đoạn 2010 - 2030.
5.2.2. Chỉ tiêu phát triển đào tạo
a) Loại hình, cấp đào tạo
Khoa xây dựng và duy trì các cấp đào tạo cao đẳng, đại học, cao học, nghiên cứu sinh (giai đoạn 2020 - 2030), trong đó có loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tồn tại hai loại hình đào tạo đại học chính quy và không chính quy; tiến tới giai đoạn 2015 - 2030 chỉ một chuẩn, một loại văn bằng cho bậc đào tạo đại học.
b) Quy mô đào tạo
Chủ trương của Khoa là tăng quy mô đào tạo đại học chính quy lên mức trung bình 800 - 900 sinh viên/khóa/ngành. Chú trọng xây dựng và tăng cường đào tạo trình độ sau đại học với chất lượng cao, đồng thời Khoa cũng đáp ứng yêu cầu đào tạo của hệ không chính quy, văn bằng 2 và hoàn chỉnh đại học với chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo thích hợp.
c) Cơ cấu ngành, nội dung, chương trình đào tạo
Bên cạnh các chuyên ngành hiện nay, Khoa triển khai và hoàn thiện chương trình đào tạo các chuyên ngành; từng bước đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo trong Khoa. Các chuyên ngành mới được mở theo đúng quy định của trường, đảm bảo chương trình, nội dung đào tạo theo chương trình khung của Bộ ban hành, có tiếp cận chương trình của các trường đại học nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
5.2.3. Giải pháp thực hiện
- Định kỳ rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy trên cơ sở ý kiến đóng góp của giảng viên, của sinh viên và của đại diện cựu sinh viên, đặc biệt là các nhà tuyển dụng;
- Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập.
- Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến.
- Tăng cường năng lực của đội ngũ giảng dạy thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, đảm bảo đội ngũ cán bộ Khoa tiếp cận nhanh, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới công tác phát triển đào tạo;
- Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học, đề nghị lãnh đạo Nhà trường trình Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép mở 2 ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng và Ngành Quản trị kinh doanh ở bậc Cao học (giai đoạn 2010 - 2015) và Nghiên cứu sinh (giai đoạn 2020 - 2025)
- Nâng cao chất lượng trong tuyển chọn Cán bộ giảng dạy nhằm mục đích cán bộ giảng dạy ở lại khoa đều có khả năng đi học nước ngoài.
- Tiếp tục triển khai các chương trình đã liên kết và tích cực tìm kiếm các đối tác có thế mạnh về đào tạo đại học và sau đại học ở trong nước và trên thế giới để liên kết.
5.3. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ
5.3.1. Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ
- Nâng cao năng lực NCKH của giảng viên;
- Phát triển mối quan hệ giữa Khoa, Trường và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng như các đơn vị khác thông qua hoạt động hợp tác nghiên cứu;
- Chuyển giao các kết quả NCKH cho các tổ chức, doanh nghiệp;
- Góp phần đổi mới chương trình đào tạo dựa trên những kết quả NCKH trong và ngoài nước;
- Thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác NCKH.
5.3.2. Giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ
- Đề nghị Nhà trường có hình thức phát triển năng lực nghiên cứu cho cán bộ - giảng viên;
- Tổ chức các hình thức hoạt động khoa học - công nghệ đa dạng nhằm thúc đẩy công tác NCKH như: hội nghị, hội thảo chuyên môn; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo do các cơ quan của Tỉnh Bình Định, các Bộ, Ban, Ngành và các tổ chức khác chủ trì;
- Gắn kết hoạt động NCKH và đào tạo;
- Xây dựng các chương trình tư vấn doanh nghiệp, các chương trình nghiên cứu triển khai và cho thuê chuyên gia tư vấn khoa học - công nghệ.
5.4. Định hướng nâng cao chất lượng
5.4.1. Mục tiêu định hướng nâng cao chất lượng
Định hướng nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2010 - 2030 được xác định là định hướng trọng tâm của Khoa, nhằm khẳng định và giữ vững vị thế Khoa Tài chính Ngân hàng & Quản trị kinh doanh là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế có uy tín. Định hướng nâng cao chất lượng được thực hiện đồng bộ từ các Bộ môn, gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo và công tác NCKH của Khoa.
5.4.2. Các chỉ tiêu thực hiện
- BCN Khoa có tư duy quản lý linh họat, chủ động và sáng tạo; tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa Khoa, Bộ môn và giáo viên trong khoa. Coi trọng hiệu quả quản lý, đề cao nguyên tắc tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của các Bộ môn và cán bộ giáo viên.
- Chất lượng đào tạo là trung tâm, đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đảm bảo sức cạnh tranh với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực trong khu vực Duyên hải Miền Trung – Tây nguyên và trong nước, xác định các hướng đào tạo mũi nhọn, tập trung nguồn lực để giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng để làm nên thương hiệu của Khoa và Trường. Coi trọng hiệu quả của các hoạt động đào tạo, NCKH phát triển công nghệ và phát triển dịch vụ;
- Phát triển đội ngũ giảng viên: có giải pháp tích cực để đào tạo cán bộ trẻ đảm trách tốt công tác giảng dạy, và NCKH. Ðào tạo, bồi dưỡng các cán bộ khoa học đầu đàn;
- Phân khúc thị trường và sức cạnh tranh: Giữ vững những thế mạnh truyền thống của Khoa đã được khẳng định và được thị trường chấp nhận. Chủ động mở rộng thị trường đào tạo ra ngoài tỉnh Bình Định.
5.4.3. Giải pháp thực hiện định hướng nâng cao chất lượng
- Đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy phải tăng cường công tác đào tạo để có cán bộ trình độ cao nhằm hình thành các hướng mũi nhọn trong đào tạo và NCKH - phát triển công nghệ. Đối với cán bộ quản lý phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong điều hành các hoạt động của Khoa, Bộ môn;
- Phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ, phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ bảo đảm mềm dẻo, linh hoạt và gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Đề nghị Nhà trường phát triển các loại học liệu, nhất là các học liệu điện tử, có đủ tài liệu, giáo trình cho người học, mở rộng cổng thông tin của trường với các cơ sở đào tạo đại học trên thế giới;
- Đổi mới phương pháp đào tạo: Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực theo 3 tiêu chí: tăng cường tính chủ động của người học, trang bị cách học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra, đánh giá theo hướng đảm bảo tính chính xác, khách quan;
- Quảng bá và xây dựng thương hiệu của Khoa: Lấy chất lượng đào tạo và nghiên cứu làm cơ sở để quảng bá thương hiệu của khoa. Có biện pháp huy động toàn thể cán bộ, công chức, sinh viên đạt kết quả cao trong các lĩnh vực công tác làm cơ sở cho việc giới thiệu và quảng bá Khoa. Sử dụng các phương tiện truyền thông một cách thích hợp;
5.5. Định hướng phát triển nguồn nhân lực
5.5.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, mạnh về trình độ, giỏi về chuyên môn cả lý thuyết và thực tế, có đủ năng lực tiếp cận với những kiến thức hiện đại, có khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phù hợp với xu hướng của các đại học tiên tiến, có phẩm chất và trách nhiệm của nhà giáo, gắn bó và hết lòng vì sự nghiệp giáo dục;
- Đảm bảo tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy chuẩn. Đào tạo đội ngũ kế cận có đủ đức đủ tài, đảm bảo sự kế thừa và phát triển vững chắc để thực hiện tốt mục tiêu định hướng phát triển của trường;
5.5.2. Nhu cầu về nguồn nhân lực
- Năm 2025 có 85% đạt trình độ sau đại học, trong đó có 40% Tiến sĩ; 80% có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài;
- Năm 2030 có 95% đạt trình độ sau đại học, trong đó có 50% Tiến sĩ; 100% có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
5.5.3. Sử dụng nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… đa năng hóa đội ngũ cán bộ;
- Thực hiện chính sách thu hút, bồi dưỡng nhân tài;
- Làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Xây dựng đề án sử dụng nguồn nhân lực của Khoa cho từng giai đoạn phát triển đạt hiệu quả tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả nhất.
5.5.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng đề án phát triển và sử dụng đội ngũ giai đoạn 2020 - 2030, phấn đấu đạt trình độ các trường phát triển trong nước và khu vực;
- Luôn nâng cao phẩm chất đạo đức; tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng về chính trị và pháp luật cho cán bộ, công chức trong Khoa;
- Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ. Tạo thế ổn định để phát triển, thực hiện tốt các chỉ số đo lường đảm bảo đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực tốt nhất, đồng thời thể hiện tính rõ ràng và tính chịu trách nhiệm của từng thành viên;
- Khai thác triệt để nguồn nhân lực có chất lượng cao từ bên ngoài. Thỉnh giảng các cán bộ khoa học tham gia vào công tác giảng dạy của Khoa. Lập kế hoạch sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu và thỉnh giảng;
- Ưu tiên tuyển dụng người có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ loại xuất sắc hoặc giỏi từ nhiều nguồn để bổ sung cho đội ngũ giảng dạy. Hoàn thiện quy trình tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của khoa qua các dự án HTQT của trường, bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, kinh phí của trường và các nguồn kinh phí khác;
- Tích cực phát huy các nguồn tài trợ để tìm học bổng cử cán bộ giảng dạy trẻ đi học tập và nghiên cứu;
- Xây dựng kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học với hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua khối lượng giờ giảng đảm nhận, các công trình NCKH, các tài liệu, giáo trình biên soạn, quỹ thời gian dành cho học tập, NCKH, tự đào tạo, đảm bảo khoa học, chính xác.